Đại Nam liệt truyện

24/09/2012
Đại Nam liệt truyện là một bộ sách có quy mô khá đồ sộ trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam, do cơ quan làm sử chính thức của nhà Nguyễn là Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX.
Năm xuất bản: 0

 

Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng các công thần, liệt nữ, danh tăng… và gia phả nhà Nguyễn trước và sau khi “Gia Long lập quốc”. Bộ sách đã được các nhà dịch thuật nghiên cứu sắp xếp lại làm 4 tập.

 

Tập 1: Tiền biên : Từ cuốn đầu đến cuốn 6.

 

Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33.

 

Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25.

 

Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.

 

Trước đây, các nhà nghiên cứu cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của Liệt truyện nên một vài phần của bộ sách đã được dịch và xuất bản nhưng chỉ phục vụ trong phạm vi hẹp. Hiện nay việc lưu hành rộng rãi bản dịch toàn bộ Đâị Nam Liệt truyện là rất cần thiết. Do đó, Viện Sử học phối hợp Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cố gắng để bộ sách quý này được xuất bản trọn vẹn một lần mong đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

 

 

 

 

Quốc sử quán triều Nguyễn

Giáo sư Văn Tạo (1926 - 2017) (12/04/2017)

Giáo sư Văn Tạo, tên thật là Nguyễn Xuân Đào, sinh ngày 29 tháng 4 năm 1926, tại La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, công tác ở Ban Văn Sử Địa từ ngày 8 tháng 12 năm 1953 đến năm 1960, ở Viện Sử học từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1999 nghỉ hưu. Công tác Đảng từ năm 1953, Đảng ủy viên Đảng ủy Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) 1959-1960.