Nam Việt thần kỳ hội lục

19/07/2022
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Sư phạm
Năm xuất bản: 2021
Kích thước:
Số trang: 491

         Cuốn sách là một văn bản cổ ghi chép về 1269 thần kì được thờ cúng tại nhiều địa phương ở miền Bắc. Với những thông tin ghi chép trong văn bản gốc, kết hợp với kết quả khảo cứu cẩn trọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan tọng, công phu của hai dịch giả, tác phẩm này là một tư liệu quan trọng, có giá trị rất lớn đối với việc tìm hiểu về hệ thống thần linh của Việt Nam thời trung đại.

         Nam Việt thần kỳ hội lục thực chất là một loại văn bản thống kê, phân loại của Bắc Thành, được soạn năm 1804 theo chỉ dụ của Hoàng đế Gia Long (trị vì: 1802 – 1820) trong nỗ lực “quản giám bách thần”. Căn cứ theo nội dung, số lượng thần kì và sự phân bố thần kì trong sách này, có thể nhận định rằng, việc kiểm kê thần linh do Bắc thành thực hiện trong phạm vi địa lí của các trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương (5 nội trấn) và hai ngoại trấn Lạng Sơn, Yên Quảng. Vì thế, văn bản Nam Việt thần kỳ hội lục là một cơ hội để chúng ta có thể tìm hiểu một lát cắt (dù chỉ là một phần) của hệ thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

 

Giáo sư Văn Tạo (1926 - 2017) (12/04/2017)

Giáo sư Văn Tạo, tên thật là Nguyễn Xuân Đào, sinh ngày 29 tháng 4 năm 1926, tại La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, công tác ở Ban Văn Sử Địa từ ngày 8 tháng 12 năm 1953 đến năm 1960, ở Viện Sử học từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1999 nghỉ hưu. Công tác Đảng từ năm 1953, Đảng ủy viên Đảng ủy Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) 1959-1960.