Ban tổ chức đã nhận được 22 báo cáo của các nhà khoa học và được chia làm 2 phần: Phần thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành làng Đại Đê (4 tham luận): Lịch sử hình thành và phát triển làng Đại Đê trước năm 1945 (PGS-TS. Nguyễn Thị Phương Chi); Từ điều ước nghi thức các lễ tiết đến tục lệ-hương ước cải lương xã Đại Đê, tổng An Cự, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (PGS-TS. Vũ Duy Mền); Các dòng họ làng Đại Đê với việc xây dựng và tôn tạo đền vua Mây (Phạm Như Thơm); Tư liệu Hán Nôm về làng Đại Đê hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Vũ Việt Bằng). Phần thứ hai: Di tích lịch sử văn hóa đền vua Mây, có thể nêu một số báo cáo như: Đền vua Mây của làng Đại Đê: Quá khứ, hiện tại và các giải pháp cho tương lai (GS.NGND. Vũ Trung Tạng, Trần Văn Tự); Nguồn gốc và hoạt động của Sứ quân Phạm Bạch Hổ trong lịch sử thế kỷ X (PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt); Danh tướng Phạm Bạch Hổ-Những cống hiến trên lĩnh vực quân sự (PGS.TS. Lê Đình Sĩ); Tìm hiểu giá trị của tấm bia cổ ở đền vua Mây, làng Đại Đê, huyện Vụ Bản, Nam Định (PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí); Đền đức thánh Mây ở làng Vọng
Doanh và làng Sở Trung, huyện Ý Yên (PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn); Một số nét về đền vua Mây thờ Sứ quân Phạm Bạch Hổ (thôn Đằng Châu, phường Lam Sơn, Thành phố Hưng Yên) (PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ); Di tích thờ Phạm Bạch Hổ ở Hưng Yên (Nguyễn Thanh Bình)…
P.V
P.V