Hội thảo khoa học: “Hệ tri thức văn hoá biển Việt Nam: Di sản và phát huy giá trị”

22/12/2024

Nghiên cứu toàn diện về hệ tri thức biển, đề xuất các kiến nghị, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị hệ tri thức văn hóa biển Việt Nam... là nội dung được thảo luận tại hội thảo khoa học do Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 19/12/2024.

Ngày 19/12/2024 tại Trường Đại học KHXH&NV-Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á, thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Hệ tri thức văn hoá biển Việt Nam: Di sản và phát huy giá trị”.   

Ban tổ chức đã nhận được 37 tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, đến từ các trung tâm, các viện nghiên cứu và các trường đại học,… Trên cơ sở đó, Hội thảo được chia làm 3 nội dung chính là: (1) Hệ tri thức văn hóa biển Việt Nam: Các vấn đề tổng quan; (2) Tri thức văn hóa biển Việt Nam: Một phức hệ; (3) Tri thức biển Việt Nam: Thời đại và Nhân vật.

Đã có 13 tham luận được trình bày, cụ thể:    

GS. TS. Nguyễn Văn Kim, Hệ tri thức văn hóa biển Việt Nam: Nhận diện, đặc trưng và giá trị; GS. TS. Từ Thị Loan, Hệ tri thức văn hóa biển của cư dân vùng Đông Bắc; PGS. TS. Nguyễn Duy Thiệu, Đi biển theo các vì sao: Tri thức bản địa của ngư dân Việt; PGS. TS. Phạm Lan Oanh, Đôi nét bản sắc biển cả: Tri thức dân gian trong văn hóa ẩm thực biển ViệtNam; PGS. TS. Lại Văn Tới, Biển với người tiền sử và tín ngưỡng thờ Đông Hải Đại Vương;  PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi - TS. Trịnh Thị Hường, Dấu ấn Phật giáo thời Trần ở vùng ven biển và biển đảo Việt Nam; PGS.TS. Trần Thị An, Tri thức bản địa trong việc tìm kiếm “An ninh tinh thần” nghiên cứu nghi thức thả thuyền Long Châu trong lễ hội Diêm Phố, Hậu Lộc, Thanh Hoá; TS. Đỗ Danh Huấn, Các Nhà nước quân chủ Việt Nam với nguồn lợi muối trong lịch sử: Tư liệu và Nhận thức; ThS. Đổng Thành Danh - ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Tri thức văn hóa biển của người Chăm ở miền Trung: Lịch sử, giá trị và di sản hiện nay; NNC. Nguyễn Thanh Lợi, Tri thức biển trong việc chinh phục và khai thác vùng biển Nam Bộ; GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Nguồn lực và sức sống mới trên quê hương Trạng Trình thế kỷ XVI; TS. Nguyễn Hữu Tâm, Vua Minh Mệnh (1791 - 1841) với việc quản lý biển đảo Quốc gia, xây dựng lực lượng thủy quân và đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên biển; TS. Vũ Đức Liêm, Biển trong tư duy địa - chính trị Đại Nam của hoàng đế Minh Mệnh.

Nội dung các tham luận trình bày đã nêu bật hệ tri thức văn hóa biển với nhiều khía cạnh của di sản để lại cho ngày nay cần được nghiên cứu có hệ thống, để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị, đồng thời cũng chắt lọc để tư vấn chính sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nhận diện và phát huy nguồn lực của biển trong phát triển đất nước.  

Kết quả trình bày và thảo luận tại Hội thảo cũng đã đưa tới nhận thức rõ hơn về văn hóa biển, về các tri thức liên quan đến biển, nhận diện rõ hơn các di sản về biển cần được nghiên cứu và bảo tồn trong giai đoạn sắp tới.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hội thảo:     


P.V


Xem tin phát hành ngày:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN SỬ HỌC - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Sử Học
Copyright 2023- Viện Sử Học
Địa chỉ: Số 38, phố Hàng Chuối, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (024)39713200
Email: viensuhoc@vass.gov.vn